(Sưu tầm bởi Anh Ngữ TÔI TỰ HỌC – www.tuhocanhvan.com
Sách tham khảo: Longman New Toeic)
Phần đầu tiên bao giờ cũng quan trọng
Số lượng câu hỏi của Part 1 đã giảm từ 20 câu (phiên bản TOEIC cũ) xuống còn 10 câu (phiên bản New TOEIC). Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ phần này vì đây là phần dễ nhất, nên dễ lấy điểm nhất. Ngoài ra, vì đây là phần đầu tiên trong L/C nên nó có ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến các phần sau.
Tần suất xuất hiện của từng loại ảnh
Part 1 thường yêu cầu miêu tả con người, sự vật và phong cảnh có trong bức ảnh. Câu hỏi miêu tả người chiếm khoảng 7/10, 3 câu còn lại yêu cầu miêu tả bối cảnh hoặc sự liên hệ giữa bối cảnh và con người.
Cấu trúc thường gặp
Vì câu hỏi hình ảnh đơn thuần yêu cầu miêu tả đúng những gì ta thấy trong bức ảnh nên cấu trúc được dùng tương đối đơn giản. Dưới đây là những cấu trúc thường được dùng trong phần này.
Tần suất xuất hiện cao nhất: Chủ ngữ + be + V-ing 1 There + be + chủ ngữ +V-ing
Tần suất xuất hiện cao thứ nhì: Chủ ngữ + be + p.p.
Tần suất xuất hiện cao thứ ba: Chủ ngữ + be + cụm giới từ
Tần suất xuất hiện cao thứ tư: There is [are] + chủ ngừ + cụm giới tử
Tần suất xuất hiện cao thứ năm: Chủ ngữ + have been + p:p.
Tần suất xuất hiện cao thứ sáu: Chủ ngữ + be + being + p.p.
Tần suất xuất hiện cao thứ bảy. Chủ ngữ + get/have + con người/ sự vật + p.p.
* Trường hợp “get/have + … + p.p.": Đây là cấu trúc chỉ sự "nhờ vả") thường xuất hiện ở dạng passive.
Ví dụ: get one’ hair cut nghĩa là (đi) cắt tóc, get the car repaired nghĩa là mang xe đi (để thợ) sửa. Bạn nên lưu ý cấu trúc này từ giờ về sau.
Đa dạng trong cách diễn đạt
Bước l: Đặt câu hỏi theo lối phổ biến nhất
· Các câu hỏi đầu trong Part 1 thường nhằm vào phần trọng tâm của bức ảnh.
Bước 2: Đa dạng hóa các cách diễn đạt
Độ khó dần tăng lên. Cũng với một tình huống hay động tác nhưng người ta sử dụng những cách diễn đạt khó hơn nên độ khó tăng lên.
Ví dụ: The woman is talking on the phone.
–> The woman is conducting a phone conversation.
Bước 3: Gia tăng các khái niệm bao quát và nhấn mạnh các chi tiết nhỏ
· Các bạn cần lưu ý là có khi đáp án đúng không phải là câu miêu tả trọng tâm của bức ảnh.
Ví dụ: Hình ảnh mọi người băng qua đường trên vạch dành cho người qua đường
People me crossing the crosswalk.
–> White lines are painted on the road.
Ở đây, câu miêu tả trở nên chi tiết hơn, dùng những từ cụ thể hơn.
Ví dụ: Hình ảnh một người đàn ông đang điều khiển xe nâng (forklift)
He is operating heavy machinery.
Ở đây, câu miêu tả trở nên bao quát hơn (the man –> someone).
–> Someone is working on a machine.
|
|
Hệ thống 1: |
Phân tích bức ảnh thật nhanh |
|
Hãy nắm thật nhanh động tác, trạng thái, vị trí của con người hoặc sự vận xuất hiện trong bức ảnh. Đặc biệt, bạn có thể tranh thủ thời gian phần hướng dẫn đang được đọc để thực hiện điều này. |
|
Hãy dựa trên sự thật mà mình nhìn thấy đế giải quyết câu hỏi, đừng bao giờ tưởng tượng thêm. |
Hệ thống 2: |
Dùng phép loại suy để loại bớt đáp án sai |
|
Nếu nhận biết một đáp án nào đó là sai một cách quá rõ ràng, bạn cần loại nó ngay. |
|
Khi không xác định được ngay là lựa chọn đó đúng hay sao bạn cứ tạm gác lại cho đến khi đã nghe hết 4 lựa chọn. |
|
Trong đa số các đường hợp, bạn không nên lựa chọn đáp án khi chưa nghe xong 4 lựa chọn. |
|
Một khi đã chọn rồi thì bạn cần nhanh chóng chuyển sang bức ảnh kế tiếp |
Hệ thống 3: |
Hãy cẩn thận với những từ có cách phát âm gần giống nhau và những từ đồng âm khác nghĩa . |
|
Ví dụ: writing/riding, crane |
Hệ thống 4: |
Hãy chú ý nghe kỹ động từ |
|
Thông thường, xong 10 câu của Part 1 thì có 7~8 câu hỏi trong đó các lựa chọn có cùng chủ ngữ, chỉ khác nhau ở động từ. Do đó bạn cần nghe thật kỹ động từ. |
Hệ thống 5: |
Phân biệt (cụm) động từ chỉ hành động và (cụm) động từ chỉ trạng thái |
|
Vì trong nhiều trường hợp động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái không khác nhau nhiều nên bạn cần nghe và phân biệt cẩn thận. Ví dụ: The table is being set –>The table has been set. |